Bếp Hoàng Cương - Since 1995

0936.025.265 -  24/7

Làm sao mà trẻ nói dối? Làm sao để trẻ tâm sự với bố mẹ?

Đăng bởi Phạm Thị Nhung

Xem nhanh

    Tại sao trẻ lại nói dối? Vấn đề này chắc hẳn là lỗi băn khoăn của rất nhiều các cặp làm cha làm mẹ. Nhưng các mẹ có thể đơn giản rằng lũ trẻ rất tinh khôn, chúng biết là nói thật những lỗi của mình thì sẽ bị phạt. Vì vậy muốn trẻ không nói dối thì đừng phạt chúng, mắng chúng khi chúng nói thật. 

    Tôi đã phải luyện rất lâu để kìm những câu dạy dỗ con khi chúng kể một việc gì đó mà theo tôi là không đúng, bắt đầu từ lúc con nhóc thứ 3 nói với tôi “con muốn nói với mẹ cái này nhưng mẹ đừng cáu, đừng nói gì nhé...”. Một tiếng chuông cảnh báo vang lên trong đầu tôi. Lúc này tôi mới nhận ra rằng con đã bắt đầu dè chừng khi kể cho tôi những câu chuyện ở lớp của con. Một số hành động con biết là sai mà nếu kể cho tôi nghe sẽ bị tôi mắng. Vậy nên con chọn cách là không để cho tôi biết những chuyện đó. Còn việc chúng biết chuyện đó là sai nhưng vẫn làm là do thiên tính của trẻ nhỏ là thích khám phá, tìm tòi và rất thiếu kiềm chế.

    Bé đã biết nói dối.

    >>Xem thêm: Mẹ nên dạy con gái như nào mới là tốt?

    Đối với người lớn, các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng mình luôn làm tất cả các hành động cấm đoán, trách phạt con cốt là để tốt cho con, giúp con lên người. Đây là cách giáo dục trẻ theo cách suy nghĩ của người lớn, mà không bao giờ nhìn lại hồi bằng tuổi chúng, những người lớn chúng ta thế nào. Bạn đã bao giờ nói dối chưa? Bạn đã bao giờ bị điểm kém chưa? Cái này chắc nhiều, do mải đọc chuyện chưởng bộ, hay mải chơi game...  Bạn đã bao giờ dựng nên một câu chuyện nào đó trong trí tưởng tượng của bạn và nói như đúng rồi không? Chắc chắn có.

    Các con tôi, có thể tự do kể chuyện con văng tục với bạn ở trường. Dĩ nhiên, việc nói bậy là không được khuyến khích nhưng cũng không bị mắng át hết cả đi. Vì tôi hiểu một điều rằng, nếu bạn cấm đoán chúng ngay khi biết con nhỏ nói bậy, chúng có thể không nói bậy trước mặt bạn, không có nghĩa là chúng không nói bậy sau lưng bạn. Do đó, thay vì phản ứng gay gắt khi thấy con nói bậy, tôi chỉ giải thích những từ bậy đó có nghĩa là gì, tại sao trẻ con lại thấy thú vị khi chửi bậy, và nó sẽ gây ảnh hưởng thế nào nếu nói với người lớn. 

    Các con tôi có thể về buồn bã nói với tôi là điểm kiểm tra hôm nay bị kém mà không sợ bị mắng, vì tôi luôn nói mẹ biết con đang cố gắng lắm, chắc hơi quên một chút. Nhưng tôi cũng không quên động viên con cố gắng và tập trung cho những bài kiểm tra sau để đạt được kết quả như con mong muốn. 

    Con gái bé lớp 3 của tôi có thể nói với các thầy cô giáo về việc con đang thích 1 bạn trai cùng lớp và nhờ thầy cô hoặc nhờ cả bố mẹ giúp đỡ  mà không ngại ngần. Thầy giáo con tô đã tiếp nhận thông tin bí mật đó một cách rất nghiêm túc, không hề cười nhạo dù tôi nhìn mặt thầy thì thấy thầy muốn phá lên cười lắm rồi. Con bé đã rất vui khi trút ra được tâm sự với ai đó ngoài bố mẹ là chúng tôi. 

    Tôi đã dành rất nhiều thời gian để ngồi nghe con gái nói về tâm sự đầu đời của mình về suy nghĩ của con với các bạn trai trong lớp từ nhỏ. Cho đến tận bây giờ, dù bước vào tuổi teen nhưng con vẫn giữ thói quen kể cho tôi nghe về mọi đối tượng đang muốn theo đuổi con bé. Con bé sẽ chỉ ảnh cho tôi xem, đọc cho tôi một số tin nhắn của cháu nữa. Tất cả đều là cháu tự nguyện chứ tôi không hề ép buộc hay cố gắng bắt cháu nói ra. Với tinh thần đôi bên tự nguyện lắng nghe và chia sẻ như vậy, tôi có thể thẳng thắn cho con một số lời khuyên, nhận xét từ người đứng từ bên ngoài nhìn vào mối quan hệ của hai đứa. 

    Không muốn tâm sự, kể cho mẹ nghe mọi thứ.

    Không muốn tâm sự, kể cho mẹ nghe mọi thứ.

    Tôi có một số kinh nghiệm dành cho các mẹ là đừng bao giờ nói “con không được nhắn lại, hay tuổi con chưa phải tuổi yêu đương, hay là con tập trung vào học hành đi...” Vì sau câu đó chắc chắn chẳng bao giờ có lần thứ hai bạn được nghe tâm sự của con bạn nữa đâu. Hãy hiểu rằng, hấp dẫn giới tính diễn ra từ khi trẻ còn rất nhỏ, nhưng không có gì căng thẳng khi con nói là yêu một bạn nào đó từ năm lớp một và chỉ 1 tuần, 1 tháng sau là lại thấy tâm sự “yêu” bạn khác rồi. 

    Với tuổi teen thì nghiêm trọng hơn, càng cấm đoán thì càng dễ đẩy con vào phản kháng và làm ngược lại với sự cấm đoán của bố mẹ. Thường các bố mẹ khi không kiểm soát được là cấm. Việc đó khiến mọi thứ trở nên tồi tệ, chúng sẽ ở trong phòng cả ngày với cái máy điện thoại, không trao đổi với bố mẹ nữa, và các ông bố bà mẹ trở nên càng lồng lộn, bực bội, tìm cách kiểm soát nhiều hơn. 

    Nếu bác mẹ không tạo thói quen chia sẻ với con từ nhỏ, con sẽ rất khó trong việc chia sẻ với bố mẹ lúc đã lớn, lúc con có nhiều tâm sự ở ngưỡng trưởng thành. Nhưng sẽ không bao giờ là muộn khi bố mẹ muốn làm bạn với con. Cha mẹ không phải là người thua cuộc khi nói lời xin lỗi con, vì đã không quan tâm tới suy nghĩ, tâm lý của con.

    Hãy nói lời xin lỗi vì bạn đã gào lên với chúng, vì không hiểu tuổi này chẳng khác gì tuổi tiền mãn kinh của các bà mẹ, phản kháng, khó chịu trong người và dễ xúc động. Bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả khi chúng ta lui một bước, ngồi xuống ngang hàng với chúng và nghe chúng nói.

    >> Xem thêm: LÀM SAO GIÚP CON TỰ GIÁC HỌC Ở NHÀ?

    Tags :

    ĐĂNG KÝ NHẬN DỊCH VỤ

    Cam kết mọi thông tin của bạn sẽ được bảo mật

    Sản phẩm liên quan

    Sản phẩm bán chạy

    X
    Bếp Hoàng Cương - Since 1995
    Chào mừng
    Gửi
    Đóng
    Liên hệ với chúng tôi !