Bếp Hoàng Cương - Since 1995

0936.025.265 -  24/7

Dạy con học ức chế như thế nào?

Đăng bởi Phạm Thị Nhung

Xem nhanh

    Với những bà mẹ đã kinh công qua giai đoạn dạy con mình học, chắc các mẹ cũng sẽ có không ít “kinh nghiệm” cũng như “kỷ niệm” kinh dị trong khoảng thời gian này. Khi đọc nhiều bình luận có nhà mà cả bố và mẹ đều tham gia dạy con mà gà bay chó sủa, cả nhà đều om sòm như đi đánh nhau vậy. Mấy chị em nói biết là dạy con phải nhẹ nhàng và quát mắng con là sai mà nhiều khi không kìm chế được. Thật ra nó là vấn đề quan điểm của các mẹ mà thôi. Nếu quan điểm của các mẹ mà thông suốt thì hành động sẽ theo sau suy nghĩ của các mẹ mà thôi.

    Mình may mắn đạt được sự "đồng thuận" tuyệt đối của bố trẻ con về giáo dục. Cả gia đình đều thống nhất 1 cách dạy cho con đó là giúp con chỉ ra phương hướng và đường đi và để cho con tự đi con đường đó, chứ không phải dìu con từng bước trên con đường đó hay ôm con giúp con khỏi chạy một đoạn đường như nhiều gia đình khác. 

    Có phải đọc đến đây nhiều chị em phụ nữ sẽ nói là nói thì dễ, làm mới khó có phải không? Vậy lúc dạy con học mình có khi nào nổi điên, quát mắng con không?

    Nói thật là có rất nhiều lúc mình dạy con mà não mình như muốn nổ tung, đầu như bốc đầy khói để hun khắp cả căn nhà được rồi ấy chứ. Bởi vì sao, mình nói mãi một thứ mà nó nhớ trước quên sau, có những điều tưởng như hiển nhiên, xong rồi chuyển sang cái khác, lúc quay lại nó lại làm sai tiếp. Tuy nhiên, nếu bạn xét đến một khía cạnh khác ở trong xã hội thì bạn lại thấy tâm tình được ổn định lại vì ở ngoài kia bạn còn phải chịu đựng sự điên tiết hơn gấp 10 lần. 

    Quát mắng, nổi điên mỗi khi dạy con cái không tiếp thu.

    Quát mắng, nổi điên mỗi khi dạy con cái không tiếp thu.

    Làm nhà nước có những đồng nghiệp vào do "cơ cấu", 2 mấy tuổi đầu còn làm sai những điều hiển nhiên hơn. Đã thế còn gian, còn lười, còn nói xấu đồng nghiệp. Bạn có điên không? Điên nghẹn lên đến họng ấy chứ. Nhưng sao bạn vẫn có thể kìm nén cơn giận mà nói chuyện bình thường với họ cứ không phải nhảy bổ vào đánh hay quát mắng họ. 

    Bạn đi ra đường, chẳng may nếu có va quệt tí vào người khác thì rối rít xin lỗi nhưng vẫn bị chửi mù à, đi kiểu gì thế, muốn chết không? Không muốn chết mà muốn giết chết nó luôn ấy chứ, nhưng rồi sao? Bạn là ai mà đi giật tóc móc mắt túm áo nhau giữa đường? 

    Khi bạn kinh doanh, buôn bán mà gặp phải phường lừa đảo, mất tiền, mất thời gian, mất cơ hội. Điên không? Bạn có muốn lao vào họ dần cho họ một trận không? Muốn chửi học một trận cho cơn nghẹn tức trong cổ họng không?

    Lại nói về sự điên tiết của bạn với con bạn, chả lẽ vì con mình nó sợ mình, nó không có khả năng tự vệ nên mình dễ dàng thả trôi cơn giận để đối xử với nó tồi tệ hơn những người khác? Cơn điên của mẹ có thể được giải quyết ngay lúc ấy, nhưng sự tổn thương của đứa con sẽ còn lại rất lâu.

    Mình sống nửa đời người, mới học được tính nhẫn nại, mới nhận ra niềm vui vẫn là thứ quan trọng nhất, mới hiểu là ai ép mình, mắng chửi mình, gây áp lực cho mình, thì vĩnh viễn mình không bao giờ thoải mái làm thứ mình muốn tốt nhất.

    Do vậy, tôi tự nhủ trong lòng mình rằng tại sao mình lại phải phá hết những thứ “không tốt đẹp đó” nên chính con cái của mình, chả nhẽ con cái của mình, người thân của mình còn không bằng “người dưng nước lã” ngoài kia? Tuổi thơ của con ngắn lắm, chỉ có 10 năm nó thực sự quấn quýt bên mình. Còn bắt đầu từ  năm con 11 tuổi, nó đã sống trong thế giới riêng của nó rồi. Những điểm số, những thi đua, những đánh giá... không phải là thứ làm nên con người. Thực tế đã chứng minh điều đó nên mình không hề đặt nặng con về vấn đề phải đạt thành tích cao để hãnh diện với người khác. Con nên là chính con, được làm những điều con thích, phát triển theo sở thích con muốn và theo đúng năng lực của con mới là điều vợ chồng mình hướng tới. 

    Không tạo áp lực, hãy cùng con giải quyết vấn đề.

    Để dạy con biết đọc biết viết, biết tiếng Anh, biết cộng trừ, biết dùng máy tính... đủ để sinh sống, mình khẳng định có thể tự dạy con hoặc thuê gia sư dạy tại nhà mà nó không cần phải đến trường suốt 12 năm học. Vậy nó đến trường để làm gì? Đó chính là để con có môi trường, có bạn chơi, học hỏi lẫn nhau. Để có team chơi thể thao. Để học thói quen đúng giờ, sinh hoạt tập thể, tôn trọng người khác. Chứ đâu có phải để bằng mọi cách đứng đầu lớp, để giật lấy cái bằng đỏ cho bố mẹ hài lòng? Không, mình không cần điều ấy.

    Phương pháp của mình là mình sẵn sàng đồng ý cho con nghỉ học đi du lịch. Nó học được nhiều thứ khi đi chơi lắm. Nếu nó ốm, mệt, mình cũng cho nghỉ học luôn chứ không phải động viên con cố đi học và gắng gượng bản thân mình. Nếu có 1 sự kiện nào lớn như quay phim, từ thiện, gặp gỡ các bạn bè,... mình cũng cho nghỉ học luôn.

    Vì mình hiểu được rằng, cuộc sống là một trường học lớn, bản thân mình đủ trải nghiệm để biết kiến thức, cư xử, văn hóa, phong cách, bản lĩnh, lòng bao dung... đến từ những đâu. Vậy nên, cuối cùng, mong muốn chỉ là con coi mình như 1 người bạn tin cậy, không có áp lực, không có sợ hãi, sẽ luôn là trao đổi, chân thành và cùng nhau giải quyết vấn đề.

    Mình chẳng cần biết mình đang nuôi 2 ông “thủ tướng”, “chủ tịch nước” trong nhà hay là hai ông nhân viên văn phòng bình thường ăn lương tháng. Nhưng mình biết chắc chắn rằng, hai con của mình đều sẽ là những người lương thiện và sống vui vẻ, có chính kiến và sở thích của riêng mình. 

    >> Xem thêmMẹ nên dạy con gái như nào mới là tốt?

    Tags :

    ĐĂNG KÝ NHẬN DỊCH VỤ

    Cam kết mọi thông tin của bạn sẽ được bảo mật

    Sản phẩm liên quan

    Sản phẩm bán chạy

    X
    Bếp Hoàng Cương - Since 1995
    Chào mừng
    Gửi
    Đóng
    Liên hệ với chúng tôi !