Đợt dịch vừa qua, rất nhiều công ty gặp phải sóng gió, việc cắt giảm nhân sự trở thành một phần bắt buộc giúp công ty duy trì hoạt động. Có một bạn độc giả nhắn cho tôi giọng buồn buồn, tuy cô ấy không thuộc vào danh sách phải cắt giảm nhân sự nhưng tình hình kinh doanh của công ty không được tốt, lương đều bị cắt giảm đi 30%, nghe đâu cuối năm còn không được thưởng tết.
Cô ấy thấy đồng lương ít ỏi không đủ nuôi sống bản thân, đã đi tìm công việc khác với mức lương cao hơn mà chưa được. Tôi nghe vậy thì cũng chỉ cố gắng động viên cô ấy nghĩ thoáng ra một chút. Tình hình hiện nay có rất nhiều người thất nghiệp hoặc chuyển đổi công việc, cứ bình tĩnh rồi sẽ tìm được một công việc khác tốt hơn, vì cuộc đời của cô ấy còn rất dài, chỉ cần mang một ý chí không sờn bước thì chẳng sợ tương lai không tươi sáng.
Nhưng tôi cảm nhận được cô gái này có suy nghĩ khá tiêu cực. Cô đã rải hồ sơ việc làm đi rất nhiều công ty, những chỗ tốt thì không thấy phản hồi, những chỗ gọi cô ấy thì cô ấy không ưng lắm. Cô ấy cảm thấy tương lai mình mù mờ không biết tiếp theo phải làm như thế nào. Tôi còn đang suy nghĩ nên trả lời cô gái này thế nào thì một tin nhắn lại gửi đến, cô ấy nói:
"Em muốn qua hai năm nữa kết hôn vì giờ vẫn còn nhỏ, em muốn chơi thêm hai năm nữa nhưng em chẳng tìm được công việc nào phù hợp, chắc đành kết hôn trước vậy. Dù sao sau khi kết hôn cũng có người nuôi, bạn trai em bảo nếu không tìm được việc thì không cần tìm nữa, anh ấy nuôi em. Theo chị, em có thể tin lời anh ấy nói không?”
Năm tháng chúng ta hạnh phúc
Tuy nhiên, mới đọc qua vài dòng tin nhắn như thế mà chưa gặp trực tiếp bạn trai cô gái, tôi làm sao có căn cứ để biết được lời bạn trai cô gái là đáng tin cậy hay không. Về vấn đề này, tôi cũng đã đọc và thấy được rất nhiều cặp đôi mà người con trai thường nói với người con gái “Anh nuôi em”, tôi chỉ có suy nghĩ thế này: Câu nói “Anh nuôi em” là câu nói mà người con trai thường thích nói với người con gái mình yêu nhất, bởi nó thể hiện được giá trị đàn ông của bản thân anh ta. Còn người con gái khi nghe được câu nói “Anh nuôi em” thường cảm thấy vô cùng ngọt ngào vì anh ấy sẵn sàng chịu khổ kiếm tiền để mình có cuộc sống tốt, không phải vất vả làm việc mệt nhọc.
Tuy nhiên, liệu câu nói “Anh nuôi em” có thật sự là một lời hứa đảm bảo tương lai “cơm lo áo ấm” của một người đàn ông dành cho một người phụ nữ?
Nhờ cuộc nói chuyện với cô gái đó, tôi liền nhớ ngay tới chị bạn tôi. Hiện chị ấy đang làm đại diện cho một số nhãn hiệu cao cấp và chính bản thân chị ấy cũng có một công ty của riêng mình.
Hôm trước, tôi có việc nên tiện ghé thăm công ty chị uống trà, tôi không ngớt lời khen tặng gu thời gian của chị ấy. Chị ấy cười nói với tôi: "Cảm ơn lời khen của em, trước chị chỉ làm người phụ nữ của gia đình thôi". Tôi tỉ mỉ nhìn kĩ chị nói: "Em không nhận ra luôn đấy, giờ em chỉ thấy chị có sự nghiệp vô cùng rực rỡ, cả người chị đều toát lên vẻ nhẹ nhàng thanh nhã khiến em cảm thấy chị là người rất thấu hiểu cuộc sống”.
Chị ấy không nhịn được cười rộ lên, sau đó chị mới ngồi kể cho tôi nghe chuyện xưa của mình.
Mười mấy năm trước, chị cũng ở nhà làm nội trợ vài năm. Lúc đó chị mới sinh con trai, sau khi thấy chị ngược xuôi vất vả không nỡ xa con, anh chồng bảo chị cứ ở nhà chăm con đi, anh nuôi!
Nếu như chồng đã chủ động đưa ra đề nghị giúp thì chị cứ thuận theo quyết định của anh, yên tâm ở nhà chăm sóc con. Anh chồng nói được làm được, từ tháng thứ hai liền đưa tất cả thu nhập của anh cho chị, bản thân chỉ giữ một ít tiền lẻ tiêu vặt.
XEM THÊM>>>Thực hư "Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê"
Là đàn bà ...Hãy yêu thương và trân quý bản thân
Theo lẽ thường, nhiều người phụ nữ sẽ cảm thấy hài lòng với sự sắp xếp như vậy.
Nhưng mà thời gian dần trôi, chị ấy cảm thấy có gì đó không đúng lắm, không phải việc anh chồng có gì đó ở bên ngoài mà là một sự thay đổi từ từ trong vô thức. Như lúc trước hai người kết hôn thì địa vị đều bình đẳng như nhau, nhưng từ khi chị ấy nghỉ việc ở nhà nuôi con, chồng đi làm kiếm tiền thì thái độ của chồng với chị ấy cũng dần có chuyển biến một cách vi diệu.
Sự thay đổi thứ hai đó là trước đây hồi chị ấy vẫn còn đi làm thì việc nhà là hai người cùng làm. Từ sau khi chị ấy nghỉ việc, cũng chẳng biết từ lúc nào anh chồng làm càng ngày càng ít động tay vào việc nhà.
Chị ấy là người vô cùng mẫn cảm. Sau khi thấy chồng ít làm việc nhà, chị liền nhờ chồng đỡ đần hộ nhưng anh chồng thường xuyên lấy lý do đi làm về mệt mỏi chẳng dậy được để từ chối yêu cầu của chị. Thậm chí thỉnh thoảng chị cảm thấy chồng có ý tứ "Tôi đã kiếm tiền cho cái nhà này rồi, cô chỉ việc ở nhà, có mỗi việc nhà cũng phải sai bảo tôi, đây chẳng phải là việc cô nên phụ trách à?"
Chị ấy bỗng nhiên tỉnh ngộ. Vậy nên sau khi con đã cứng cáp, chị liền gửi con học mẫu giáo và bắt đầu xây dựng sự nghiệp của riêng mình. Thật may vào thời điểm đó bạn chị ấy có làm đại lý cho một thương hiệu cao cấp nhưng làm mãi không nổi, kiên trì được vài năm cảm thấy mất lòng tin, không muốn làm đại diện thương hiệu đó nữa, mà chị ấy lại đánh giá cao thương hiệu này. Thấy bạn mình có hứng thú nên bạn chị nhượng lại cho chị ấy với giá thấp có thể, đồng ý cho chị mua trả góp.
Sau khi tiếp quản, chị nghiên cứu mọi thứ tất tần tật từ đầu, phân tích xem loại nào bán chạy, sau đó xin công ty mẹ hỗ trợ điều khoản chính sách, tiến hành mở vài hoạt động thúc đẩy tiêu thụ. Năm đó chị đã vực dậy thị trường, doanh thu bán hàng tăng vọt. Chị ấy cười nói với tôi, thương hiệu này chỉ là một trong những thương hiệu chị đại diện thôi, chị còn thầu 5, 6 bên nữa nên nếu tôi muốn mua chị có thể chiết khấu cho tôi.
Tôi khâm phục nói chị thật giỏi, làm đến đâu chắc đến đấy.
Chị cười cười: "Làm gì tự nhiên được như thế, tất cả đều từ những bài học đau đớn trong hôn nhân chị rút ra được đấy, đó là làm mọi chuyện nên tự dựa vào bản thân. Thực ra vợ chồng chị bây giờ cũng khá tốt, mấy năm này anh cũng ăn nên làm ra. Chị thích cảm giác vợ chồng tương xứng bình đẳng như thế này, vậy mà chị từng nhắc nhở khá nhiều em gái về điều này nhưng chẳng mấy ai nghe lọt tai".
Hồi mới đầu 20, khi nghe câu "Anh nuôi em" như này tôi cũng cảm thấy bình thường, không có ý kiến gì lắm. Thời điểm đó mấy người bạn của tôi đều dè dặt ngượng ngùng nói sau khi kết hôn chẳng muốn đi làm nữa, dù sao thì chồng cũng nói về sau anh ấy nuôi mình. Bạn tôi còn ra sức khuyên bảo tôi tìm người đàn ông tình nguyện nuôi vợ ấy, thế thì cuộc sống sau không còn gì phải lo rồi!
Tôi đáp một cách trực tiếp:
"Nuôi như thế nào? Theo tớ hiểu "Anh nuôi em" tức là người phụ nữ thực sự không phải làm việc gì, chỉ việc ăn mặc xinh đẹp, dạo phố mua sắm, những công việc trong nhà đã có người giúp việc lo. Kể cả việc nuôi con cũng có bảo mẫu phụ trách mà bản thân mình không phải lo nghĩ nhiều, như thế mới gọi là xứng với câu “Anh nuôi em”. Còn nếu người phụ nữ không đi làm, nhưng ở nhà hàng trăm công việc không tên ập đến, bận luôn chân luôn tay, con gái phải chăm sóc đầu bù tóc rối, cơm nước lo cho chồng con tinh tương không có thời gian đi chơi, làm đẹp. Như thế đâu có phải là được nuôi. Đây gọi là phân công công việc. Dù sao thì việc nhà cần người làm, con trẻ cần người chăm. Nếu phụ nữ thể hiện giá trị lao động của mình ở việc nhà thì không phải là được nuôi".
Sau kết hôn, 4điều phụ nữ không nên làm để được hạnh phúc
Bây giờ đã nhiều năm trôi qua, những người đàn ông từng hứa hẹn "Anh nuôi em", có người "nuôi" nửa đường liền đổi sang "nuôi" người khác. Có người thực sự làm được điều đó nhưng thái độ với vợ càng ngày càng kém, nhìn bên ngoài thì có vẻ hạnh phúc nhưng sự thật là phụ nữ còn hy sinh bỏ ra nhiều hơn.
Thế nên, có rất nhiều người phụ nữ thời nay khi nghe câu nói “Anh nuôi em” đã không còn trúng bẫy nữa. Họ cảm thấy, câu nói này như một loại thuốc mê đầu độc tâm trí của họ, bào mòn ý chí vươn lên của họ, cắn nuốt quãng thời gian rực rỡ của họ. Họ hiểu ra rằng: "Hoá ra anh nuôi em là như thế này à. Nếu vậy thì bỏ đi, tốt nhất đừng gửi gắm điều gì lên đàn ông hết, tự mình phấn đấu vẫn là chân ái!”.
Vậy thì, hôn nhân như thế nào mới có thể hạnh phúc đến đầu bạc răng long?
Đó chính là không để cho hai bên có cơ hội thử lòng nhau. Điều này không xuất phát từ nỗi sợ hãi, mà là sự khôn ngoan tỏ tường.
1. Đừng để bản thân trở nên luộm thuộm để thử thách tình yêu bấy lâu nay của anh ấy.
2. Đừng thử thách điểm giới hạn của đối phương để kiểm tra tình cảm của anh ấy.
3. Đừng bị phụ thuộc vào anh ấy để thử thách lương tâm của anh ấy.
4. Đừng để mình trở thành một người phụ nữ hay than trách để thử lòng kiên nhẫn của anh ấy.
XEM THÊM>>>LÀM SAO ĐỂ CÓ HÔN NHÂN HẠNH PHÚC