Bếp Hoàng Cương - Since 1995

0936.025.265 -  24/7

Lại câu chuyện mẹ chồng có nên chăm cháu cho con dâu?

Đăng bởi Nguyễn Thảo

Xem nhanh

    Hôm trước, nhân ngày mưa gió cuối tuần, hội chị em chúng tôi lại rủ nhau đi trà chiều. Sau khi đã chọn được vị trí ngồi đẹp, vừa yên tĩnh thích hợp tâm sự, vừa có thể ngắm cảnh sắc bên ngoài trọn tầm mắt. Một người bạn trong nhóm tôi đã than kể về mẹ chồng của cô ấy, kêu sắp không thể chịu đựng được rồi. Chúng ta tạm gọi cô bạn tôi là B nhé! 
    Nói sơ qua về B, cô ấy là một cô gái vô cùng cố gắng, chăm chỉ, không những là mẫu phụ nữ độc lập về kinh tế mà cô ấy còn rất tự chủ, mạnh mẽ giải quyết mọi việc của mình mà không phụ thuộc vào người khác. Một cô gái luôn tự tin, mạnh mẽ như thế hôm nay phải kêu khổ như vậy, khiến tôi cũng tò mò có chuyện gì giữa cô ấy và mẹ chồng đã xảy ra. 
    Cô ấy và chồng khi lấy nhau về đều là hai bàn tay trắng. Cô ấy cũng rất thương mẹ chồng nhưng cách sống của bà khiến B dần không thể chịu được và lo lắng cho tương lai. Bà mẹ chồng B sống rất phóng khoáng, thoải mái, làm một ăn một. Trái ngược hoàn toàn với B, là kiểu người phụ nữ muốn vun vén cho gia đình, ăn một dành một để tích lũy cho sau này, phòng ngừa có chuyện gì xảy ra còn xoay sở được. Cuối cùng, kiểu sống quá khác nhau dẫn đến hai mẹ con dần dần lại không thể hiểu được nhau. 

    Mẹ chồng nàng dâu

    Mẹ chồng nàng dâu và hạnh phúc gia đình

    >>Xem thêm: Ly hôn là dấu chấm hết cho cuộc đời người phụ nữ?

    Bố chồng bạn tôi đã mất cách đây được 7 năm, còn mẹ chồng của cô ấy năm nay đã 53 tuổi rồi. Mẹ chồng B giờ ở nhà, không có lương hưu, không có tiền tiết kiệm nhưng lại thích sống theo kiểu nhà giàu sang chảnh. 
    Chồng của B là con cả trong nhà, tuy nhiên lại lấy vợ sau người em thứ hai. Hơn nữa, được cái điều kiện kinh tế của em chồng lại tốt hơn vợ chồng của B nên có chu cấp thêm tiền sinh hoạt cho mẹ chồng ăn uống. Bà cũng quý nhà chú hai hơn nhà B, thường xuyên sang nhà chú hai để trông con cho nhà họ (một đứa 5 tuổi, một đứa 7 tuổi). 
    B cũng mới sinh con, muốn nhờ bà trông hộ một lúc đỡ đần khi công việc bận rộn. Nhưng lúc thì bà kêu mệt mỏi đêm không ngủ được, lúc thì bà kêu đau chân không bế đứng được, lúc thì bà bận đi chơi sang nhà này, nhà khác. Nhiều lúc vừa bận việc, con quấy khóc nhưng không thể phân thân ra để xử lý khiến B không khỏi ứa nước mắt. 
    Mẹ chồng của B rất teen, cuộc sống của bà hưởng thụ không khác gì giới trẻ bây giờ. Sáng 10h bà dậy, tối bà thức đến 2,3,4 h sáng để chơi Facebook, Tiktok. Một năm đi chơi 2,3 lần từ Tam đảo cho vào đất mũi Cà Mau không nơi đâu là bà chưa đi. Tất cả tiền là do các con chu cấp. 
    Vì nhà B chưa có điều kiện khá giả, nên B cũng cố gắng vun vén, tích lũy để cuộc sống của gia đình sung sướng hơn. B bảo nhiều lúc nhìn thấy công việc chỉ muốn lăn xả vào để kiếm thêm nhiều tiền hơn, mai sau có ốm đau còn đồng ra đồng vào. Ấy vậy mà cô ấy lúc nào cũng bị chồng nói tiết kiệm, mẹ chồng nói “mở mồm lúc nào cũng tiền tiền”. 
    B cảm thấy mình như lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Cách sống của chồng và mẹ chồng cứ vô tư không tính đến ngày mai như thế khiến B cảm thấy chán nản. Mẹ chồng B hết tiền lại đè em chồng B ra để vay. B và chồng thì suốt ngày cãi nhau bởi cuộc sống như thế, B không thích ỉ lại sống vào người khác nhờ vay mượn như vậy, và muốn chồng mình thay đổi cách sống tính toán hơn. 
    B hỏi chúng tôi làm cách nào có thể cải thiện tình hình gia đình của cô ấy hiện giờ. Bản thân B cũng muốn làm một người vợ hiền dịu, một người con dâu phóng khoáng, rộng lượng nhưng thực tế chưa cho phép. Cô ấy buồn rầu bảo ai mà chả muốn ăn sung, mặc sướng chứ ai muốn đóng vai phản diện để mọi người trong nhà khó chịu. Nếu cứ tiếp tục thế này, B sợ tình cảm vợ chồng của cô ấy cuối cùng sẽ không giữ được nữa. 
    Thật ra không riêng gì B, có rất nhiều chị em khác bởi phong cách sống, tính cách không hài hòa với mẹ chồng, chồng bênh mẹ mình dẫn đến gây gổ, cãi nhau với vợ. 

    Mẹ chồng nàng dâu

    Trước khi lấy chồng, hãy quan sát và tìm hiểu mẹ của anh ta

    Còn về chuyện mẹ chồng B có nên chăm con cho B không? Tôi cảm thấy, nếu bà muốn tự nguyện chăm con cho vợ chồng nhà B là tốt nhất. Nếu bà không muốn, hai vợ chồng B là người sinh ra con thì hai vợ chồng phải có trách nhiệm chăm sóc đứa con của mình chứ không phải mặc nhiên nghĩ rằng con sinh ra thì bà phải có trách nhiệm trông cháu cho họ. Tuy nhiên, trong lúc bận rộn nhờ bà trông cháu một lát trong lúc rảnh mà không được, người làm con dâu nào mà chả lạnh lòng. Như vậy, đến lúc mẹ chồng ốm đau bệnh tật, mẹ chồng muốn con dâu chăm sóc mình như con gái ruột là điều không thể, vì trong lòng cô ấy đã có khúc mắc khó có thể tháo gỡ. 
    Tôi vẫn thường hay nói với các cô gái rằng, trước khi lấy chồng, hãy quan sát và tìm hiểu mẹ của anh ta. Nếu hai người xác định ở riêng, thì dù tính cách mẹ anh ta có không hòa hợp với bạn như nào cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến gia đình của bạn. Nhưng nếu bạn về làm dâu sống chung một mái nhà với mẹ chồng, sự hòa hợp giữa bạn và mẹ chồng là nhân tố quan trọng quyết định cuộc hôn nhân của bạn có hạnh phúc hay không. 
    Nhiều người phản bác lại: “Em lấy chồng chứ có phải lấy mẹ chồng đâu, chồng em thương em, yêu em là được”. Nhưng thực tế là, người chồng thường để mình đứng rìa cuộc cãi vã giữa mẹ chồng nàng dâu, hoặc bảo vợ nhường nhịn mẹ chồng thêm một chút, bao dung thêm một tí. Còn người chồng biết trái phải, bảo vệ vợ trước cái đúng sẽ khôn khéo ở giữa điều hòa mối quan hệ của mẹ và vợ mình, phần trăm này chiếm số ít.

    >>Xem thêm: Làm Sao Để Cuộc Sống Tốt Lên? | Thân Tâm Tuệ

    Do đó, bất kỳ cô gái nào muốn cuộc sống hôn nhân sau này của mình luôn vui vẻ hạnh phúc, hãy chú ý mẹ chồng tương lai. Mọi cô gái đều có thể được hạnh phúc, tất cả nằm trong sự lựa chọn của bạn mà thôi!

    Tags :

    ĐĂNG KÝ NHẬN DỊCH VỤ

    Cam kết mọi thông tin của bạn sẽ được bảo mật

    Sản phẩm liên quan

    Sản phẩm bán chạy

    X
    Bếp Hoàng Cương - Since 1995
    Chào mừng
    Gửi
    Đóng
    Liên hệ với chúng tôi !