Bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng mong muốn có được chiếc lò nướng tiện dụng, ưng ý để có thể thỏa sức chế biến nhiều món ăn cho gia đình mình. Tuy nhiên, việc chọn lựa lò nướng như thế nào? Lò nướng làm từ những chất liệu gì thì an toàn? Đó là những vấn đề cần được quan tâm trước tiên. Hãy cùng tìm hiểu những chất liệu cơ bản được sử dụng để sản xuất lò nướng và mức độ an toàn cho sức khỏe người dùng ra sao qua bài viết sau đây nhé!
1. Chất liệu sản xuất lò nướng từ xưa đến nay
Cấu tạo cơ bản của một lò nướng
Lò nướng là thiết bị nhà bếp có niên đại lâu đời, xuất hiện ở Trung Âu vào khoảng 29.000 năm trước Công nguyên. Những chiếc lò khổng lồ thời kỳ đó có thể nấu thức ăn phục vụ cả một lâu đài hay một thị trấn nhỏ. Ban đầu, những chiếc lò nướng có hình dạng là một chiếc hố, được than nóng bao phủ xung quanh. Sau đó, chiếc lò nướng được thiết kế xây trong nhà, bằng gạch bùn. Tiếp đến là chiếc lò nung được sử dụng làm đồ gốm hoặc nướng bánh mì xuất hiện vào khoảng 5000 – 4000 năm trước Công nguyên.
Theo thời gian, những chiếc lò nướng được xây bằng gạch và ngói xuất hiện, là chiếc lò Castrol, có khả năng chứa khói bốc ra từ ngọn lửa, và đun bằng củi.
Đến năm 1800, chiếc lò nướng bằng sắt đầu tiên xuất hiện. Lò nướng được nhà phát minh Count Rumford chế tạo với nhiều chậu nước nóng, có khả năng điều chỉnh nhiệt độ ở mỗi nồi nấu khác nhau.
Đến năm 1900, lò nướng bằng điện được phát minh. Chiếc lò nướng Westinghouse đầu tiên ra đời do nhà phát minh William Hadaway sáng chế.
Đến năm 1940, kỹ sư Percy Spencer phát hiện những phẩm chất nhiệt của một chùm vi sóng và từ đó phát minh ra lò vi sóng. Chính vì thế, tiền thân của lò vi sóng chính là lò nướng.
Như vậy, chất liệu để sản xuất lò nướng từ trước đến nay đã có nhiều thay đổi để nâng cao chất lượng nấu nướng, mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng.
2. Chất liệu dùng để sản xuất từng bộ phận của lò nướng
Lò nướng có loại để bàn và âm tủ. Xét về nguyên lý cấu tạo, chúng đều có các bộ phận cơ bản như: Vỏ, cửa kính, khoang lò, thanh tản nhiệt, quạt đối lưu, bảng điều khiển. Các bộ phận này cấu thành nên một chiếc lò nướng hoạt chỉnh, hoạt động hiệu quả với khả năng chế biến được nhiều món ăn. Một trong những đặc điểm cơ bản khi sử dụng chất liệu để sản xuất lò nướng đó là khả năng chịu nhiệt, mức độ an toàn, chống gỉ sét và bền đẹp.
Chất liệu làm vỏ lò nướng:
Loại lò nướng có vỏ bằng thép sơn tĩnh điện
Những chiếc lò nướng có mặt trên thị trường hiện nay có 2 loại là vỏ bằng inox và vỏ bằng chất liệu khác inox.
Loại lò nướng có vỏ bằng inox sẽ có chữ “N” đặt ở mã sản phẩm. Vỏ bằng inox có độ sáng bóng, cho vẻ ngoài sang trọng. Đồng thời đảm bảo độ bền tốt.
Những chất liệu khác cũng được sử dụng làm vỏ lò nướng, như thép phủ sơn tĩnh điện. Loại vỏ này sẽ không có chữ “N” trên mã sản phẩm, thường có màu đen và không lo bám dính dầu mỡ.
Chất liệu kính làm cửa lò nướng:
Lò nướng có cửa kính 3 lớp, an toàn tuyệt đối
Lò nướng thường được thiết kế cửa kính vừa mang giá trị thẩm mỹ, vừa giúp người nấu ăn quan sát được quá trình làm chín thức ăn trong lò. Thông thường, kính dùng để làm cửa là loại kính cường lực, có khả năng chống chịu được các va chạm từ bên ngoài, đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng bên trong khoang lò. Mặt kính có khả năng chịu nhiệt độ cao, từ 100 – 400 độ C. Vì thế, đảm bảo được độ bền và đảm bảo an toàn trong quá trình nấu nướng.
Khoang lò:
Khoang lò có chất liệu thép không gỉ
Chất liệu sử dụng trong khoang lò tùy thuộc vào đó là loại lò nướng gì. Hiện nay có thể phân ra hai loại lò nướng chính, đó là lò nướng thùng và lò nướng thủy tinh.
Điểm chung trong việc sử dụng chất liệu để chế tạo nên khoang lò của lò nướng đó là khả năng chịu nhiệt tốt, bền, chống gỉ và dễ dàng vệ sinh sau khi nấu nướng xong. Do đó, các nhà sản xuất rất chú trọng để lựa chọn những loại chất liệu tốt, phù hợp.
- Khoang lò của lò nướng thùng thường sẽ có xiên quay, giá đỡ, khay hứng mỡ... Chất liệu sử dụng để làm nên các chi tiết này thường là thép không gỉ, được phủ lớp men chống dính và phủ lớp sơn tĩnh điện. Chất liệu này có sự cứng cáp, chắc chắn và không lo bị gỉ sét trong quá trình nấu nướng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với chất liệu này, người dùng có thể dễ dàng vệ sinh, lau chùi khoang lò khi nấu nướng xong, ngay cả những vết dầu mỡ cũng được khử sạch một cách đơn giản.
- Khoang lò của lò nướng thủy tinh được thiết kế bằng chất liệu thủy tinh, đúng như tên gọi của loại lò này. Khoang lò thường có hình dáng tròn, có nắp đậy, như một chiếc nồi nấu thông thường. Thức ăn sẽ được nướng chín bằng đèn halogen. Với chất liệu thủy tinh dày, khi vệ sinh, cọ rửa cần cẩn thận và nhẹ nhàng.
>> Xem thêm: Mua lò nướng Bosch hay lò nướng Teka | So sánh
Lò nướng là thiết bị cực kỳ tiện dụng và cần thiết trong căn bếp của chị em nội trợ. Qua việc tìm hiểu lò nướng làm từ những chất liệu gì trên đây, quý khách đã có thể đánh giá được loại lò nướng nào tốt. Nếu vẫn còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Bếp Hoàng Cương để được giải đáp và hỗ trợ.
Siêu thị Bếp Hoàng Cương - TP HCM
Địa chỉ: 348 Bạch Đằng - Q Bình Thạnh - TP HCM
Tel: 0974329191
Website: https://bephoangcuong.com
Siêu thị Bếp Hoàng Cương - Hà Nội
Địa chỉ: 398 Khâm Thiên - quận Đống Đa - Hà Nội
Tel: 0933266966
Youtube: Clip Bếp Hoàng Cương
Facebook: Facebook Fanpage Bếp Hoàng Cương