Lò vi sóng ngày nay đã trở thành thông dụng và có mặt trong hầu hết căn bếp của mỗi gia đình, nó có rất nhiều tiện ích trong công việc nấu nướng của các chị em. Lò vi sóng ngày nay có 2 nhóm là lò vi sóng để bàn và lò vi sóng lắp âm tủ. Với lò vi sóng để bàn thì việc lắp đặt ko quá cầu kỳ phức tạp. Nhưng đối với lò vi sóng lắp âm thì việc lắp dặt đòi hỏi phải có kỹ thuật nên thông thường được thực hiện bởi các kỹ thuật viên. Vậy, bạn cần chú ý gì khi thợ lắp đặt bàn giao lò vi sóng cho nhà bạn?. Sau đây Bếp Hoàng Cương xin chia sẻ những lưu ý trong quá trình lắp đặt lò vi sóng đảm bảo an toàn và sử dụng hiệu quả nhất.
1. Lưu ý trước khi lắp đặt lò vi sóng
Trước khi thợ lắp đặt lò vi sóng, bạn cần phải kiểm tra xem lò vi sóng bàn giao có đầy đủ phụ kiện đi kèm không? Quá trình vận chuyển có bị hỏng hóc trầy xước gì không? Và quan trọng là phải đầy đủ các chứng nhận nguồn gốc xuất sứ, phiếu bảo hành của hãng và tài liệu hướng dẫn sử dụng … Sau đó thợ bắt đầu lắp đặt lò vi sóng cho bạn.
2. Lưu ý trong quá trình lắp đặt lò vi sóng
Điều chú ý quan trọng đầu tiên cần quan tâm đến chính là vị trí lắp đặt lò vi sóng.
- Đối với lò vi sóng để bàn, vị trí lắp đặt sẽ cơ động và chủ động hơn. Nếu bạn mua lò vi sóng để bàn, bạn có thể đặt trên mặt bàn, trên kệ riêng, hoặc hốc tủ sao cho căn bếp của bạn gọn gàng ngăn nắp ... yêu cầu cơ bản là nơi đặt lò vi sóng phải bằng phẳng đảm bảo sự cân bằng, ổn định trong quá trình hoạt động. Vị trí đặt lò vi sóng cũng cần phải gần nguồn điện, đồng thời phải là nơi thông thoáng, tránh nơi ẩm thấp, tránh đặt gần bếp ga, gần thiết bị tỏa nhiệt cao. Ko để cạnh vòi nước, gần chậu rửa bát.
- Với lò vi sóng lắp âm tủ khi lắp đặt cần chú ý:
+ Vị trí lắp đặt cần khô thoáng tránh ẩm thấp và tránh nơi có nhiệt độ cao, không gần các thiết bị tỏa nhiệt lớn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của lò.
+ Hốc tủ để lắp đặt cần phải đảm bảo kích thước phù hợp với kích thước của lò và phải có khoảng trống để lưu thông gió, tỏa nhiệt ra bên ngoài, đặc biệt là không quá khít với kích thước lò vi sóng sẽ làm bít kín khe tản nhiệt của lò ảnh ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt ra bên ngoài và làm giảm tuổi thọ của lò vi sóng. Hốc tủ lắp đặt phải cao hơn chiều cao của lò là 5cm, chiều sâu cách tường tối thiểu 10cm và khoảng cách khe hở hai bên hông là 5cm.
+ Đặt lò vi sóng vào hốc tủ đúng vị trí sau đó bắt vít 4 góc lò với tủ để cố định lò vi sóng đảm bảo sự ổn định khi lò vi sóng hoạt động.
+ Ổ cắm điện phải để cách xa lò vi sóng, và không được để ở nơi có hơi ẩm. Nên để ổ cắm phía hộc tủ bên cạnh.
+ Lắp đặt vòng xoay trượt và đĩa quay khớp nhau và đúng vị trí trước khi cho thiết bị hoạt động.
Thông thường vị trí lắp đặt lò vi sóng âm tủ sẽ được thiết kế sẵn từ trước, trong quá trình thiết kế tủ bếp. Nên trước đó bạn đã cần phải tính toán thiết kế tủ bếp và vị trí lắp đặt các thiết bị trong đó có lò vi sóng một cách khoa học nhất tạo sự hài hòa sang trọng và hiện đại cho căn bếp.
Vị trí đặt lò nướng lên để nơi thoáng bằng phẳng
>>Xem Thêm: Những vật dụng không nên cho vào lò vi sóng
3. Lưu ý sau khi lắp đặt lò vi sóng
Sau khi lắp đặt xong nên cho lò vi sóng chạy thử. Lò vi sóng hoạt động bình thường, êm và ổn định như vậy quá trình lắp đặt bàn giao lò vi sóng đã hoàn thành. Lúc này nó đã sẵn sàng giúp bạn chế biến món ăn theo yêu cầu của bạn.
Trên đây là một số những lưu ý khi thợ lắp đặt bàn giao lò vi sóng mà Bếp Hoàng Cương chia sẻ đến bạn. Qua đó giúp cho bạn nắm được mình cần chú ý gì khi thợ lắp đặt bàn giao lò vi sóng cho nhà mình để đảm bảo lắp đặt đúng kỹ thuật, an toàn và hiệu quả.
Bếp Hoàng Cương tự hào là đơn vị phân phối uy tín chất lượng các dòng thiết bị nhà bếp chính hãng chất lượng cao, với đội ngũ tư vấn nhiệt tình, những kỹ thuật viên cao cấp sẽ là nơi lý tưởng để bạn lựa chọn khi có nhu cầu đầu tư thiết bị nhà bếp.
BẾP HOÀNG CƯƠNG:
Website: bephoangcuong.com
Hotline: 0974 32 91 91 - 0932 35 65 75